Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ một cách khoa học

Chăm sóc vùng kín sau sinh đúng cách
Tháng Chín 20, 2019
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Tháng Chín 23, 2019

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ một cách khoa học

Khi mang thai, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là những giai đoạn mà mẹ cần đặc biệt quan tâm bởi có thể nói đó là những giai đoạn “bắt đầu” và “kết thúc” trong thai kỳ của mẹ. Đặc biệt là đối với 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần phải biết được sự thay đổi trong cơ thể, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như thế nào để có thể vượt cạn một cách thành công và suông sẻ!

Mẹ bầu cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ

1. Vì sao chăm sóc thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ lại đặc biệt quan trọng?

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, sự phát triển của bé đã gần như hoàn chỉnh. Chính vì thế việc chăm sóc bà bầu ở 3 tháng cuối là vô cùng quan trọng. Khám thai vào những tháng cuối thai kỳ đều đặn là cách giúp mẹ có thể phát hiện kịp thời những bất thường có thể có ở thai nhi cũng như dấu hiệu sinh non hay viêm nhiễm đường tiết niệu ở mẹ. Những dấu hiệu bất thường ở động mạch, tim hoặc một số vùng ở cấu trúc não của thai nhi được phát hiện sớm vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ lên kế hoạch ứng phó kịp thời bằng cách chọn cách sinh, nơi sinh và việc chăm sóc bé sau sinh thích hợp.

Sự phát triển của bé đã gần như hoàn chỉnh vào những tháng cuối thai kỳ

2. Chăm sóc mẹ như thế nào trong 3 tháng cuối thai kỳ?

Sự thay đổi về sinh lý của bà bầu trong 3 tháng cuối

Khi mang thai, do bụng mẹ nhô về phía trước nên phải giữ cho ngực ngã ra sau, cổ đưa về trước, vai hạ xuống, sống lưng đưa về trước mới có thể giữ cho trọng tâm của cơ thể được cân bằng. Điều này làm cho một số cơ lưng mệt mỏi quá mức và cảm giác đau lưng rõ rệt hơn. Bên cạnh đó, các triệu chứng như tê chân, phù bàn tay, bàn chân, giãn tĩnh mạch có thể xảy ra trong giai đoạn này. Các mẹ sẽ đối mặt với những cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn.

Trong giai đoạn này, có khoảng 70% thai phụ xuất hiện những vệt do mang thai ở bụng, mông, đùi, bầu vú. Những đường này có dạng cong, không theo quy tắc, có màu hồng phấn hoặc đỏ tía, độ to nhỏ và phạm vi của nó cũng rất khác nhau. Bà bầu dễ bị mệt do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi.

Các mẹ sẽ đối mặt với những cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng cuối

Chăm sóc bà bầu ở những tháng cuối thai kỳ cần đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hằng ngày.

– Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào 3 tháng cuối của thai kỳ vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Mẹ phải đảm bảo đủ nước uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Để ăn được nhiều và tiêu hóa tốt hơn, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn của mình và nên tránh các thực phẩm có hại có chứa chất bảo quản, thức ăn quá mặn hay quá lạnh.

– Chế độ sinh hoạt: Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thường xuyên hơn để được các bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của mình, chuẩn bị cho những ngày vượt cạn sắp tới. Hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức chịu đựng của bạn đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau. Bên cạnh đó mẹ cũng nên đi bộ sau bữa cơm tối khoảng 15-30 phút giúp lưu thông máu và việc sinh nở trở lên dễ dàng hơn. Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, thông minh, mẹ bầu nên hạn chế đến mức tối đa căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Mẹ nên biết rằng cảm xúc của mẹ trong thai kỳ như thế nào, em bé sau này cũng đúng như thế. Trong tháng cuối, mẹ không nên quan hệ tình dục vì điều này dễ gây co bóp tử cung và sinh non. Khi gần đến ngày dự sinh, mẹ bầu nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ làm ít nhất bốn tuần lễ trước khi sinh và chuẩn bị những thứ cần thiết cho em bé lúc ra đời.

3. Một số lưu ý khi chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

– Tuyệt đối không nên ăn mặn và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Theo các bác sĩ thì mẹ bầu không nên ăn quá mặn trong suốt quá trình mang thai như cá muối khô, dưa muối… hạn chế ăn muối và xì dầu.

– Tuyệt đối không nên ăn những thức ăn chưa chín kỹ. Những thức ăn chưa chín hoặc dễ hỏng hay những đồ sống có nhiều vi khuẩn độc hại cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh cho các mẹ bầu.

– Không nên quá lạm dụng thuốc bổ mẹ nhé. Theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ không nên lạm dụng quá nhiều thuốc bổ để giảm nhẹ gánh nặng cho dạ dày.

– Mẹ không nên đi xa trong tháng này và tháng sau, vì bé có thể ra đời sớm hơn dự tính và chắc chắn rằng, mẹ không muốn “đẻ rớt” phải không ?

– Ngồi hàng giờ có thể khiến mẹ bầu bị đau lưng và gây áp lực lên bụng, khiến cho thai nhi cảm thấy khó chịu. Vì thế, hãy tận dụng thời gian để đi bộ nhẹ nhàng mẹ nhé.

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ vì Mẹ và bé có một sợi dây liên kết chặt ché với nhau, vậy nên bé có thể cảm thấy rất tệ nếu như mẹ không vui hoặc đang nóng giận, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tính cách sau này của bé.

Mẹ nên ăn nhiều rau củ quả và tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *