Cách chăm sóc bà bầu từ A-Z mẹ bầu nào cũng nên biết

Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con vào thời điểm nào và bằng cách nào?
Tháng chín 27, 2019
8 MÓN NGON TỐT CHO BÀ BẦU, GIÚP MẸ AN THAI, CON KHỎE MẠNH
Tháng chín 30, 2019

Cách chăm sóc bà bầu từ A-Z mẹ bầu nào cũng nên biết

Với những mẹ đã mang thai thì việc tự chăm sóc bản thân sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, với những mẹ mang thai lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm thì những kiến thức chăm sóc cả mẹ và thai nhi là điều rất cần thiết. Dưới đây là tất cả những kiến thức để chăm sóc bà bầu từ A-Z. Bỏ túi ngay những bí quyết này để thời gian mang bầu trở nên đơn giản hơn mẹ nhé.

1. Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kì
Đây là giai đoạn quan trọng cần cực kì cẩn thận trong quá trình mang bầu của mẹ. Lúc này, mẹ vẫn chưa có nhiều cảm nhận về việc mang thai ở tháng đầu, cho đến tháng thứ 2, hầu hết các mẹ sẽ có hiện tượng ốm nghén: buồn nôn, mệt mỏi. Ngoài ra, do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang, nên số lần đi tiểu tiện của thai phụ bắt đầu tăng lên, thần kinh của bà bầu cũng trở nên nhạy cảm, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và tinh thần trở lên bất an, lo âu, buồn bực, nóng nảy,…nên cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Từ tháng thứ 3 tử cung đã to bằng nắm tay. Bầu vú có cảm giác căng, đầu vú và quần vú càng sẫm màu hơn. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Phản ứng mang thai vào tháng này càng dữ dội, triệu chứng nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào. Do sự thay đổi của hocmone, nên tâm trạng của thai phụ càng bất an, lo âu, buồn bực, đôi lúc còn có hành vi quá khích. Những thay đổi về ngoại hình do mang thai là da sẽ mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn.

Trong thời gian này, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng có đủ chất đạm, chất đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất,… Đặc biệt việc bổ sung axit folic với lượng 400mcg mỗi ngày trong giai đoạn này là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch của trẻ.

Nếu chị em nào bị ốm nghén có thể chia thành nhiều bữa ăn, các thực phẩm cần tránh ở giai đoạn này gồm có: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh nằm sấp, có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng miễn sao thoải mái là được. 

2. Chăm sóc trong 3 tháng giữa thai kì
Ở giai đoạn này, mẹ đã có thể nhận thấy nhiều thay đổi bên trong cơ thể và kích thước bụng cũng ngày một to lên. Đến tháng thứ 5, mẹ thấy thai máy rất mạnh. Thai máy là căn cứ để chuẩn đoán thai nhi. Vì thế, mẹ hãy nhớ lần đầu tiên thai máy và cung cấp thông tin này cho bác sĩ khi đi khám thai mẹ nhé.
Trong giai đoạn này, việc bổ sung các chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển là vô cùng quan trọng. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Cơ thể cũng cần được cung cấp đầy đủ lượng vitamin dồi dào gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng. Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn. Nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyên thai phụ uống đủ 1,5 lít nước/ ngày thì chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ba tháng giữa đòi hỏi người mẹ phải cung cấp đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Trong giai đoạn này, mẹ có thể tăng từ 3-4kg là bình thường, tuy nhiên mẹ hãy kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể để tránh bị thừa cân, mất dáng sau sinh.

Nếu bị táo bón, khó tiêu, mẹ hãy cố gắng uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây. Mẹ nên mặc quần áo rộng thoải mái hơn và tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, tham gia các lớp học tiền sản bổ sung thêm kiến thức. 

3. Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối
Chỉ còn 3 tháng nữa là cả gia đình sẽ được gặp em bé, thời điểm này, bụng mẹ đã to và nhô ra phía trước, áp lực đề lên xương chậu và lưng ngày một tăng lên. Ngoài ra, mẹ cũng dễ bị phù nề, giãn mao mạch, mệt mỏi do sức nặng của thai nhi. Một số mẹ có thể bị rạn bụng, rạn ở ngực do sự thay đổi kích thước của bụng và ngực.

Ở thời gian này, chế độ dinh dưỡng của mẹ cần cân đối giữa các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất…Trong đó:

  • Chất đạm có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa…
  • Chất béo có nhiều trong lạc, vừng, đỗ, dầu, mỡ…
  • Chất bột đường có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc, khoai tây…
  • Vitamin có nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi
  • Sắt có nhiều trong các cây rau màu xanh thẫm, gan, thận, tim lơn…
  • Canxi có nhiều trong sữa, trứng gà, tôm con, tép, cua…
  • Đảm bảo đủ nước uống: uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Chia nhỏ bữa ăn để mẹ bầu ăn được nhiều và tiêu hóa tốt hơn.
  • Tránh các thực phẩm có hại có chứa chất bảo quản, tránh ăn mặn đồ hộp, tránh ăn lạnh.

Đồng thời, mẹ hãy nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt trước khi sinh. Nên đi khám bác sĩ thường xuyên để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của mẹ. Sau mỗi bữa ăn, mẹ hãy dành từ 20-30 phút đi bộ để kích thích lưu thông máu và sinh dễ hơn. Tối về, mẹ hãy nằm nghỉ với chân gác cao, tốt hơn hết nên nằm nghiêng bên trái. Quan trọng, hãy cùng bố mua sắm những đồ cân thiết trước khi sinh và chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình nhé.

Trên đây là cách chăm sóc mẹ bầu từ A-Z bạn có thể tham khảo. Hãy đảm bảo ăn uống, nghỉ ngơi đúng khoa học để con sinh ra thông minh, khỏe mạnh mẹ nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *